Dương Trung Quốc
Dương Trung Quốc | |
---|---|
Chức vụ | |
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII, XIII, XIV | |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 6 năm 2002 – 1 tháng 6 năm 2021 (19 năm, 0 ngày) |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 2 tháng 6, 1947 Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Không |
Vợ | Nguyễn Thu Hằng[1] |
Cha | Dương Trung Hậu |
Mẹ | Nguyễn Thị Bảy |
Con cái |
|
Học vấn | Cử nhân sử học |
Quê quán | xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre |
Dương Trung Quốc (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1947) là nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai (một trong 21 người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử). Năm 2016, ông là ứng cử viên đại biểu Quốc hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử.[2] Ông Dương Trung Quốc nổi tiếng vì những phát biểu thẳng thắn của mình trong các kỳ họp quốc hội.[3] Ông có bằng cử nhân chuyên ngành lịch sử, là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội.[4] Ông là đại biểu Quốc hội thâm niên của Việt Nam qua bốn khóa XI, XII, XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai.
Xuất thân
[sửa | sửa mã nguồn]Ông nội ông là ông Dương Trung Giao quê quán xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre – chủ hãng nước mắm Liên Thành, là người duy tân, làm kinh tế để nuôi chí. Hãng Liên Thành bảo trợ cho trường Dục Thanh ở Phan Thiết nơi Nguyễn Tất Thành dạy học. Ra Hà Nội, ông Giao mua ngôi nhà 27 Hàng Đường từ năm 1917, lấy vợ là Nguyễn Thị Hợi (1886 – 1968), người Ngọc Thụy, Hà Nội. Họ chỉ có một con duy nhất tên là Dương Trung Hậu (cha của Dương Trung Quốc).[1]
Ông Dương Trung Hậu lấy vợ là bà Nguyễn Thị Bảy, một người Hà Nội, sinh năm 1925, con gái chủ hàng rượu Vĩnh Phương (nhà máy rượu Gia Lâm). Bà Bảy có một em trai tên Bính, lấy vợ Pháp và định cư ở Pháp. Tại Hà Nội, ông Dương Trung Hậu và bà Nguyễn Thị Bảy sinh được ba người con trai Hiệp (sinh năm 1943), Mạnh (sinh năm 1945), Dương Trung Quốc (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1947). Cha Dương Trung Quốc qua đời năm 1947 (liệt sĩ) khi ông còn trong bụng mẹ.[1][5][6][7]
Giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]- Giáo dục phổ thông: 10/10[8]
- Cử nhân sử học[8]
- Trung cấp lí luận chính trị[8]
- Ông thông thạo tiếng Pháp và tiếng Anh[7]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021
[sửa | sửa mã nguồn]Phản đối Quy định giao đất 99 năm cho nhà đầu tư
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 28 tháng 5 năm 2018, tại kì họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, khi thảo luận về Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, ông cho rằng quy định giao đất 99 năm cho nhà đầu tư chỉ có lợi cho các nhà đầu tư bất động sản và các nhà đầu cơ đất. Các nhà đầu tư công nghệ cao không cần thuê đất 99 năm mà cần môi trường đầu tư sạch, hạ tầng tốt, giao dịch sòng phẳng, minh bạch.[9]
Đề nghị Quốc hội công khai việc biểu quyết của Đại biểu
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 13 tháng 6 năm 2018, Dương Trung Quốc trả lời phóng viên Vũ Viết Tuân của Báo VnExpress rằng ông là một trong 15 Đại biểu Quốc hội Việt Nam đã bấm nút không tán thành thông qua Luật An ninh mạng vào ngày 12 tháng 6 năm 2018 (cụ thể: trong số 466 đại biểu tham gia (tổng số đại biểu Quốc hội là 487, 21 đại biểu không tham gia biểu quyết), có 423 đại biểu tán thành (86,86%), 15 đại biểu không tán thành (3,08%), và 28 đại biểu không biểu quyết (5,75%)).[10] Ông cũng cho rằng nên công khai đại biểu nào đã biểu quyết tán thành hay không tán thành.[10]
Cố vấn biên soạn cho các chương trình truyền hình
[sửa | sửa mã nguồn]Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thu Hằng (sinh năm 1950), em gái nhạc sĩ Nguyễn Cường. Ông bà có hai con gái, Thu Nga sinh năm 1975 và Thanh Huyền sinh năm 1979. Thu Nga có một con gái tên Phương Anh (sinh năm 2006). Thanh Huyền có hai con trai, Quốc Anh (sinh năm 2009) và Thành An (sinh năm 2011).[7]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Viết riêng
[sửa | sửa mã nguồn]- Lịch sử Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh Và Phong Trào Thanh Niên Việt Nam, nhà xuất bản Thanh Niên, 4-2001.
- Việt Nam Những Sự Kiện Lịch sử (1919 - 1945), nhà xuất bản Giáo dục, 02-2005.
Viết chung
[sửa | sửa mã nguồn]- Phan Châu Trinh toàn tập, đồng tác giả Chương Thâu, Phan Thị Minh, nhà xuất bản Đà Nẵng, 03-2005.
- Hồ Chí Minh - Hiện Thân Của Văn Hóa Hòa Bình, đồng tác giả Đào Hùng, nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 6-2005.
Phát ngôn
[sửa | sửa mã nguồn]- Một vài cơ quan truyền thông nước ngoài hỏi tôi có nghĩ rằng mình là "đối lập" không? Tôi trả lời tôi chỉ cố là một tiếng nói "độc lập" để đóng góp cho lợi ích chung thôi.[11]
- Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, ông Dương Trung Quốc đã đưa ra hai câu hỏi chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Một là, “Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đã nặng trách nhiệm với Đảng mà nhẹ trách nhiệm với dân”. Hai là, “Thủ tướng có tán thành sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của Chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?"[12]
Nhận xét
[sửa | sửa mã nguồn]Trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC vào ngày 19 tháng 2 năm 2016 về vấn đề bầu cử Quốc hội, ông Dương Trung Quốc cho là việc "đảng cử dân bầu" là vấn đề cần phải thay đổi, để phát huy dân chủ một cách rộng lớn hơn, lấy lại lòng tin của người dân, mà vẫn thờ ơ đưa tới những hiện tượng như bỏ phiếu hộ...[13]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Nhà sử học Dương Trung Quốc và nếp nhà Hà Nội”. Thể thao văn hoá. ngày 13 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Tổng thư ký Quốc hội lý giải việc ông Trần Đăng Tuấn không lọt vào danh sách bầu cử”. VTC News. 26 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
- ^ “Đi tìm nghị sĩ quốc gia: Chuyện tư duy và cơ chế”. VietNamNet.
- ^ Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội
- ^ Tóm tắt tiểu sử ông Dương Trung Quốc Lưu trữ 2008-03-19 tại Wayback Machine tại trang web của Quốc hội CHXHCN Việt Nam
- ^ “Ông Dương Trung Quốc: Hà Nội "bẩn" không chỉ vì dân ngoại tỉnh - Phụ nữ today”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2012.
- ^ a b c “Nhà sử học Dương Trung Quốc hạnh phúc bên người vợ đảm đang”. Báo Dân Việt. 2 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2017.
- ^ a b c Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
- ^ Hoài Thu (28 tháng 5 năm 2018). “Giao đất đặc khu 99 năm chỉ 'lợi cho nhà đầu cơ đất'”. VnExpress. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2018.
- ^ a b Vũ Viết Tuân. “Ông Dương Trung Quốc: 'Nên công khai nút bấm của đại biểu Quốc hội'”. VnExpress. 2018-06-13. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2018.
- ^ “"Cố là tiếng nói độc lập"”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2010.
- ^ “Những phát biểu thẳng thắn của ông Dương Trung Quốc tại Quốc hội”. Báo Giáo dục. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2017.
- ^ 'Tôi không bao giờ nghĩ mình là người đối lập', bbc, 19 tháng 2 năm 2016
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- “Dương Trung Quốc (1947 -)”. ChúngTa.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2010.
- Sinh năm 1947
- Nhân vật còn sống
- Người Bình Đại
- Nhà sử học Việt Nam
- Tổng biên tập Việt Nam
- Nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam
- Học sinh trung học phổ thông Chu Văn An (Hà Nội)
- Sinh tại Hà Nội
- Sống tại Hà Nội
- Người Hà Nội
- Cựu sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI Đồng Nai
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI không là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Đồng Nai
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII Đồng Nai
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII không là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Đồng Nai
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV không là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV do Trung ương giới thiệu